Hoạt động ICUE

Hội thảo khoa học Công nghệ viễn thám và trí tuệ nhân tạo trong công tác quản lý không gian xanh hướng đên đô thị tăng trưởng xanh

Ngày đăng: 17/11/2021

Sáng ngày 16/11/2021 Tại Hà Nội, Viện nghiên cứu kinh tế xây dựng và đô thị _ Tổng Hội Xây dựng Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học "Công nghệ viễn thám và trí tuệ nhân tạo trong công tác quản lý không gian xanh hướng đên đô thị tăng trưởng xanh" Tham gia Hội thảo gồm có GS-TSKH Phạm Hồng Giang (phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam), TS-KTS Trần Thị Lan Anh (Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng), TS. Trần Tuấn Ngọc (Phó Cục trưởng Cục Viễn Thám Quốc gia, Bộ Tài Nguyên và Môi
 

Quản lý không gian xanh đô thị bằng công nghệ viễn thám và trí tuệ nhân tạo

  18:32 | Thứ tư, 17/11/2021 0
 
Theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2019/BXD thì diện tích tối thiểu đất cây xanh sử dụng công cộng cho từng loại đô thị từ 4-7m2/người (chỉ tiêu xanh tối thiểu của Liên Hợp quốc là 10m2/người), thế nhưng thực tế các đô thị của Việt Nam đều dưới mức tiêu chuẩn tối thiểu.

Làm sao để đánh giá thực trạng hệ thống không gian xanh đô thị và tăng hiệu quả trong công tác quản lý không gian xanh đô thị nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh đã được các chuyên gia và các nhà nghiên cứu khoa học thảo luận tại Hội thảo trực tuyến “Công nghệ viễn thám và trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác quản lý không gian xanh hướng đến đô thị tăng trưởng xanh” vừa được tổ chức tại Hà Nội bởi Viện Nghiên cứu Kinh tế Xây dựng và Đô thị.

Tham gia Hội thảo gồm có GS-TSKH Phạm Hồng Giang (phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam), TS-KTS Trần Thị Lan Anh (Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng), TS. Trần Tuấn Ngọc (Phó Cục trưởng Cục Viễn Thám Quốc gia, Bộ Tài Nguyên và Môi trường) và các chuyên gia hữu quan.

Chia sẻ tại Hội thảo, TS. Nguyễn Hồng Hạnh cho biết, ở một số quốc gia, chiến lược tăng trưởng xanh (TTX) được cụ thể bằng chiến lược phát triển carbon thấp hoặc chiến lược tiêu thụ năng lượng bằng không. Tuy nhiên, những chiến lược này tập trung vào vấn đề giảm phát thải và giảm tiêu thụ năng lượng trong khi TTX là một chiến lược tổng quát và phủ trên nhiều nội dung hơn. Và tại một số nước, xu hướng TTX còn gắn với mục tiêu phát triển đô thị thông minh, hoặc sinh thái… Trong khi đó, giải pháp xanh được nhiều quốc gia đưa ra như một chiến lược chung có sự kết hợp giữa các mục tiêu TTX, kinh tế xanh và phát triển bền vững.

Phát triển không gian xanh tại các đô thị của Việt Nam còn thấp theo tiêu chuẩn. Trong ảnh: Đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TP.HCM sau hơn 1 năm chặt hàng cây cổ thụ. Ảnh tư liệu: Zing


Tại Việt Nam, TTX gắn với các vấn đề về phát triển hiệu quả hạ tầng đô thị và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong dự thảo Chiến lược TTX của Việt Nam giai đoạn 2011-2030 và tầm nhìn đến 2050 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra quan điểm chiến lược “TTX ở Việt Nam là phương thức thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính thông qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo, và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững”.  Tuy nhiên, nhìn vào thực tế quản lý và phát triển không gian xanh tại các đô thị của Việt Nam còn thấp theo tiêu chuẩn.

Theo TS. Nguyễn Hồng Hạnh thì tại Hà Nội, ngoài quận Hoàng Mai có diện tích công viên Yên Sở lớn, bốn quận nội thành cũ đều có chỉ tiêu diện tích cây xanh trên đầu người thấp, bình quân đầu người là 1,3 m2 (thậm chí các quận đang đô thị hóa nhanh như Đống Đa, Thanh Xuân và huyện Gia Lâm chỉ đạt 0,05 m2).

Tại TP.HCM, theo Sở Xây dựng thành phố, hiện nay đối với khu vực nội thành cũ (13 quận) đạt bình quân 0,67 m2/người, khu vực ngoại thành (5 huyện) tỷ lệ bình quân chỉ đạt 0,3 m2/người mặc dù có quỹ đất quy hoạch công viên cây xanh (CVCX) rất lớn. Đà Nẵng dần ngột ngạt và thiếu khoảng xanh bởi mật độ bê tông hoá, đô thị hoá nhanh chóng với tỷ lệ chỉ đạt một nửa so với tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.

Trong khu vực lõi một số đô thị tại một số tỉnh miền núi phía Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên) có địa hình phức tạp, không thuận lợi cho xây dựng cũng bị hạn chế về quỹ đất phát triển CVCX.

"Tại Đà Lạt, quy hoạch bị phá vỡ và không gian xanh (KGX) bị triệt tiêu ở Đà Lạt xuất phát từ sai phạm của nhiều dự án đầu tư địa ốc, du lịch, nông nghiệp. Từ năm 2010 đến nay, độ che phủ rừng nội đô Đà Lạt đang dưới 45%, trong khi đó diện tích nhà kính vẫn không ngừng tăng… Điểm qua bức tranh thực trạng tại các đô thị cho thấy KGX còn thiếu hụt cả số lượng và chất lượng, mức độ quan tâm, đầu tư cho hệ thống này chưa đồng bộ.” – TS. Nguyễn Hồng Hạnh chia sẻ tại Hội thảo, bà cũng viện dẫn lời của PGS-TS Nguyễn Hồng Thục: “Các đô thị hậu hiện đại coi KGX như cấu trúc chính của thành phố. Thành phố mất đi KGX sẽ đánh mất nhân bản”.

Các chuyên gia đánh giá cao và cho rằng, việc áp dụng công nghệ trong công tác giám sát và quản lý không gian xanh đô thị rất cần thiết và trên thế giới đã có từ lâu. Một trong những công nghệ được các nước trên thế giới sử dụng đó là Green City Watch khai thác hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao của Maxar và những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực mới được gọi là “trí tuệ nhân tạo không gian địa lý” (geoAL) để lập bản đồ  chất lượng của không gian xanh đô thị.

Việt Nam cũng đã ứng dụng công nghệ viễn thám trong trong giám sát quản lý không gian đô thị và đô thị hoá, như: Ứng dụng viễn thám và GIS theo dõi quá trình đô thị hóa tại TP.HCM giai đoạn 1989–2019; với Đà Nẵng, việc áp dụng công nghệ cho thấy rõ sự chuyển đổi mạnh mẽ từ diện tích cây xanh sang diện tích nhà ở và đất xây dựngđặc biệt là vào giai đoạn 2005-2010. Theo đó, diện tích không gian xanh trên đầu người của thành phố đã và đang suy giảm nhanh trong thời gian qua.

Hình ảnh minh hoạ sử dụng giải pháp phần mềm AI để lập báo cáo tự động. Từ trên xuống: Vùng Hà Nội, Hạ Long, Thủ Dầu Một.


Tham gia Hội thảo, TS Lê Hải Hà, Giám đốc công ty TNHH Công nghệ cao Skymap, cũng chia sẻ, với việc áp dụng phần mềm GIS như QGIS cùng các chuyên gia viễn thám (giải đoán ảnh) giúp tạo bộ dữ liệu dùng để luyện mô hình mạng học sâu… Được phát triển ở dạng ứng dụng Web nên giúp dễ dàng phân phối các báo cáo tới người lãnh đạo để hỗ trợ ra quyết định. Ứng dụng quản lý dựa trên các vùng đô thị (có thể là một khu đô thị hay một vùng đô thị theo địa giới hành chính). Việc ứng dụng công nghệ sẽ cho ra những báo cáo, như: diện tích không gian xanh theo vùng, diện tích cây xanh bình quân đầu người, so sánh diện tích không gian xanh biến động giữa hai thời kỳ, so sánh diện tích mặt nước biến động giữa 2 thời kỳ.

Theo TS. Trần Tuấn Ngọc, việc ứng dụng viễn thám và trí tuệ nhân tạo còn cho biết chất lượng cây có tốt hay không? Từ năm 2000 trở lại đây, công nghệ viễn thám bùng nổ. Quan trọng là ta làm thế nào để khai thác dữ liệu và thu thập dữ liệu nào cho mục đích của mình để đạt hiệu quả.


Viện Nghiên cứu Kinh tế Xây dựng và Đô thị (ICUE)
  • Đang truy cập: 1 , Tổng truy cập: 207307